Thành lập Quỹ Tín thác đầu tư BĐS, để các ngân hàng thương mại đưa ra điều kiện cho vay hay xác lập lại mục tiêu của gói 30 nghìn tỷ đồng… là các đề xuất của những chuyên gia kinh tế nhằm đẩy nhanh việc giải ngân gói 30 nghìn tỷ.
Cần phải tìm được giải pháp nhằm đẩy nhanh việc giải ngân gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng. (Ảnh minh họa).
GĐ Trường Đào tạo cán bộ BIDV, ông Cấn Văn Lực: Nên thành lập một Quỹ Tín thác đầu tư BĐS
Trong một khoảng thời gian dài, rất khó để có thể giữ lãi suất cố định. Theo đó, có 2 vấn đề sẽ xảy ra nếu như giữ lãi suất cố định trong 10 năm. Điều thứ nhất đó là khả năng hỗ trợ của ngân sách Nhà nước sẽ quá lớn. Điều thứ hai là người đi vay gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng sẽ bị thiệt nếu như lãi suất thị trường hạ xuống mức dưới 3%. Do đó, không nên cố định mức lãi suất mà cần phải thả nổi theo những tín hiệu của thị trường.
So với trái phiếu của Chính phủ thì thông thường thời gian đáo hạn là 3-5 năm với lãi suất từ 5-6% thì mức lãi suất tại Việt Nam hiện nay 5% và thời gian đáo hạn đến10 năm là tương đối tốt.
Cần phải thành lập một định chế tài chính mới, gọi là Quỹ Tín thác đầu tư BĐS, đây là mô hình khá phổ biến tại các nước châu Á như: Nhật Bản, Singapore và Malaysia – những nơi mà mọi người đều gom tiền vào cho việc đầu tư. Song, đây là một tổ chức chính thống và hoạt động có quy mô, phát hành các chứng chỉ đầu tư cho những nhà đầu tư. Vì thế, khi nhà đầu tư muốn chuyển nhượng cho một người khác thì chứng chỉ này có thể được đưa ra mua bán ở trên sàn chứng khoán.
Chuyên gia tài chín, ông Nguyễn Trí Hiếu: Hãy để cho các ngân hàng thương mại tự ra điều kiện cho vay
Nên để bên phía ngân hàng thương mại chủ động tiến hành quyết định tất cả các vấn đề cho vay: điều kiện, chính sách, các quy chế bởi những cơ quan của Nhà nước, các bộ, ngành nằm ngoài lĩnh vực ngân hàng sẽ không thể làm tốt việc này.
Điều đặc biệt cần lưu ý là nên bỏ đi những quy định không thuộc trong tầm kiểm soát của ngân hàng, không phải là quy định của phía ngân hàng như quy định của UBND cấp huyện, quận có trách nhiệm xác nhận những người dân chưa có nhà ở. Hãy để các ngân hàng điều tra việc này bởi hộ cần phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự chính xác của những thông tin cung cấp vì ngân hàng là bên cho vay. Những vấn đề liên quan tới tín dụng, không thể để các cơ quan hành chính thực hiện việc xác nhận.
Với các đối tượng đã đủ điều kiện để vay, song, khả năng trả nợ lại rất thấp thì nên cho kéo dài thời gian trả nợ tới 15-20 năm hay thậm chí là 30 năm để tiền lãi, tiền gốc mỗi tháng thấp đi và chỉ còn bằng khoảng 50% tổng số thu nhập vào mỗi tháng của khách hàng.
Chuyên gia kinh tế, ông Võ Văn Quang: Nên kéo dài thời gian đáo hạn cho đến 30 năm
Bộ XD và ngân hàng Nhà nước nên tiến hành họp với các ngân hàng thương mại để có thể chia nhỏ chỉ tiêu và có được sự cam kết thực hiện của từng ngân hàng.
Lãi suất cho vay hiện nay đã rất thấp, vì thế gói tín dụng này còn phải “cạnh tranh” hơn nữa. Theo đó, bên cạnh con số 30 nghìn tỷ và mức lãi suất cho vay thì gói tín dụng này còn phải cạnh tranh ở khâu quy trình cho vay. Quy trình xét duyệt phải tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Để cho những người dân dễ dàng hơn trong vấn đề trả nợ, thì nên kéo dài thời gian cho vay lên đến 20 năm và thậm chí là 30 năm. Ở các nước ngoài, ngay tại nước giàu như Mỹ thì lộ trình vay mua nhà còn kéo dài cho tới 20-30 năm huống chi là Việt Nam.
Bên cạnh đó, Bộ XD cùng với phía ngân hàng Nhà nước và các tổ chức hỗ trợ quốc tế cần thảo luận quy định, cơ chế của Quỹ Tín dụng phát triển nhà ở thu nhập thấp với một quy trình chặt chẽ nhằm tránh bị lạm dụng bởi giới đầu cơ chẳng hạn như: lý lịch thu nhập 5-10 năm của mỗi cá nhân; hồ sơ vay cần phải có hình ảnh ngôi nhà; tiến hành truy thu toàn bộ số tiền nếu như bị các “nhà đầu cơ” lợi dụng và phạt, kỷ luật các cán bộ ngân hàng…