Trước tình hình này các chuyên gia kinh tế nhận định, nhờ các chính sách vay nợ thận trọng và lợi thế của một nền kinh tế khỏe mạnh, thị trường bất động sản Canada đã tránh khỏi những vấn đề trầm trọng mà nhiều nước trên thế giới hiện vẫn đang phải đối mặt. Tuy nhiên, việc giá nhà liên tục tăng lên cũng dẫn đến những nghi ngại về nguy cơ bong bóng nhà đất. Trong khi đó, nhà kinh tế đoạt giải Nobel Paul Krugman cũng từng cảnh báo rằng xu hướng tăng giá nhà và nợ hộ gia đình khá cao tại Canada khiến nước này dễ bị tổn thương trước một cơn sốc giảm đòn bẩy lớn về tài chính.
Theo ông Krugman, những gì đang diễn ra tại thị trường Hà Nội có thể là một phép thử cho những nguyên nhân đang gây ra suy thoái sâu sắc và phục hồi chậm chạp – lý do khiến Mỹ phải vật lộn quá lâu để có thể thoát khỏi suy thoái. Mức nợ hộ gia đình và giá nhà vẫn tiếp tục tăng. Giá nhà tại Canada đang cao hơn nhiều so với giá nhà tại Mỹ, trong khi mức nợ của các hộ gia đình Canada gần bằng mức nợ của các hộ gia đình Mỹ ở thời điểm trước khi diễn ra cuộc suy thoái kinh tế năm 2008. Hiệp hội Chuyên gia công nhận thế chấp Canada cho rằng, năm nay và năm 2015, tăng trưởng tín dụng thế chấp của nước này tăng lần lượt khoảng 3,25% và 3% so với mức tăng trung bình 8,6% trong thập kỷ qua. Điều này đồng nghĩa với tổng số tiền nợ thế chấp nhà ở của người dân Canada tính đến thời điểm cuối năm 2015 sẽ vào khoảng 1.290 tỷ USD.
Tòa nhà cao ốc ở Canada.
Mặc dù nhiều nhà quan sát quốc tế đang cảnh báo về một bong bóng nhà đất tại Canada, nhưng hầu hết các nhà kinh tế Canada đều cho rằng thị trường này sẽ không sụp đổ. Ngay cả Ngân hàng Trung ương Canada mới đây cũng nhấn mạnh rằng họ không thấy khả năng xảy ra nguy cơ này. David Rosenberg, người nổi tiếng vì dự báo đúng cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ, cho rằng nền tảng của thị trường nhà đất Canada đã trở nên tích cực sau nhiều tháng suy giảm và lợi nhuận của các ngân hàng Canada vẫn tăng. Thậm chí thị trường nhà đất của Canada trong năm nay sẽ gặp ít khó khăn hơn so với nhiều quốc gia khác do Chính phủ nước này đã có những biện pháp can thiệp phù hợp.
Tuy nhiên, những cảnh báo về sự thổi phồng giá cả trên thị trường địa ốc cũng đòi hỏi Ottawa phải có những biện pháp linh hoạt nhằm kiềm chế sự đẩy giá theo chiều hướng tiêu cực. Điều đó sẽ tránh cho xứ sở Lá phong đi vào vết xe đổ mà người bạn láng giềng Mỹ đã trải qua hồi năm 2008.
-st-